Hà Nội và Nam Định (tháng 6-7 năm 1883) Chiến_dịch_Bắc_Kỳ

Bản đồ Bắc Kỳ

9 năm sau thất bại của Francis Garnier trong việc xâm chiếm Bắc Kỳ, quân đội Pháp và Việt Nam lại đụng độ ở Bắc Kỳ vào ngày 25 tháng 4 năm 1882, khi sĩ quan chỉ huy Henri Rivière chiếm được thành Hà Nội chỉ với một lực lượng nhỏ lính thủy đánh bộ[2].

Sau vài tháng tạm lắng, quân tiếp viện từ Pháp đã đến vào tháng 2 năm 1883 cho phép Rivière leo thang chiến tranh bằng việc chiếm đánh thành Nam Định (27/03/1883). Chiếm đóng được Nam Định là chiến lược quan trọng của người Pháp nhằm đảm bảo thông tin liên lạc của họ ra biển[3].

Phần lớn lực lượng của Rivière đóng tại Nam Định trong khoảng thời gian ông ta vắng mặt. Tiểu đoàn trưởng Berthe de Villers đã đánh bại một cuộc tấn công của người Việt ở các vị trí người Pháp chiếm đóng tại Hà Nội, do phò mã Hoàng Kế Viêm chỉ huy tại trận Gia Quất (27-28/02/1883)[4].

Thuật ngữ Chiến dịch Bắc Kỳ trong bài này quy ước cuộc chiến bắt đầu từ tháng 6/1883, tuy những xung đột trước đó tại Bắc Kỳ đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch. Chiến dịch này được đánh dấu bằng sự quyết định gửi quân tiếp viện đến Bắc Kỳ của chính phủ Pháp, để trả thù cho thất bại và cái chết của Rivière trong cuộc chiến với quân Cờ Đen tại trận Cầu Giấy (19/05/1883). Quân tiếp viện đã được tổ chức thành Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Alexandre-Eugène Bouët (1833-1887), các sĩ quan cao cấp lính thủy đánh bộ đã có mặt sẵn ở thuộc địa Nam Kỳ[5].

Trận chiến tại Nam Định, 19/07/1883.

Tình cảnh của lính Pháp trước cuộc đổ bộ của Bouet đầu tháng 6 năm 1883 vô cùng bấp bênh. Người pháp lúc đó chỉ có các trại lính nhỏ tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các điểm bị cô lập tại Hòn Gai và Quy Nhơn tại Nam Kỳ. Bouet ngay lập tức thấy cần phải tấn công đội quân cờ đen và quân người Việt của Hoàng Kế Viêm. Bước đầu, Bouet cho rút các căn cứ bị cô lập tại Hòn Gai và Quy Nhơn. Ông ta cũng cho phép từ bỏ Nam Định khi thấy cần thiết, những cố gắng bảo vệ 3 cứ điểm chính. Tháng 6, ông ta cũng dập tắt các cuộc biểu tình nửa vời của người Việt tại Hà Nội và Nam Định[6].

Lực lượng tăng cường từ Pháp và quần đảo Nouvelle-Calédonie, lực tuyển mộ ở Nam Kỳ, và lực lượng người Bắc Kỳ theo Pháp đến nhanh chóng đã cho phép Bouët phản công. Ngày 19/07, tiểu đoàn trưởng Pierre de Badens, chỉ huy cao cấp người Pháp tại Nam Định đã tấn công và đánh bại lực lượng quân vây hãm của Hoàng Kế Viêm, làm giảm áp lực của quân Việt lên Nam Định[7]